Sự khác nhau của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2

Sự khác nhau của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2: Có 2 loại bệnh tiểu đường chính, gọi là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Tiểu đường loại 1 gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ. Tiểu đường loại 1 chiếm 10%, còn tiểu đường loại 2 chiếm 90%.

Bệnh tiểu đường loại 1

Người mắc bệnh tiểu đường loại 1, là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn công và phá huỷ bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tuỵ bị tân công và phá huỷ bởi chính cơ thể,làm cho tuyến tuỵ không còn khả năng sản xuất insulin nữa.

Kháng thể bất thường này được hình thành ngay trong cơ thể người mắc bệnh tiểu đường loại 1. Kháng thể này bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường loại 1, muốn sống được phải tiêm insulin mỗi ngày. Bệnh tiểu đường loại 1, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại mô của người bệnh.

Tiểu đường loại 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi.

Bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường loại 2 hay còn gọi tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trưởng thành.

Đối với tiểu đường loại 2, tuy người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất ra insulin nhưng không đủ.

Vấn đề tăng kháng insulin, sự tiết insulin từ tuỵ cũng có thể bị thiếu, gây ra tình trạng tăng glucose trong máu. Hầu hết tiểu đường loại 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi và tỷ lệ tiểu đường tăng theo độ tuổi.

Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiểu đường loại 2. Một số yếu tố khác như béo phì, … cũng dễ gây nguy cơ bị tiểu đường. Có mối liên quan trực tiếp giữa béo phì và tiểu đường loại 2.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường có thể xảy ra thoáng qua trong quá trình thai kỳ. Sự thay đổi hormon trong quá trình mang thai thường làm tăng mức đường trong máu ở một số người. Trong trường hợp này, người ta gọi là tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường do thai kỳ sẽ khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, có khoảng 40 – 50% phụ nữ bị tiểu đường do thai kỳ sẽ bị tiểu đường thật sự sau này.

Tiểu đường thứ phát

Tiểu đường thứ phát là sự tăng lượng đường trong máu sau khi dùng một số thuốc. Tiểu đường thứ phát chỉ xảy ra khi mô tuỵ không sản xuất được insulin vì nó bị phá huỷ do bệnh lý như:  Viêm tuỷ mãn tính (viêm tuỵ do tác dụng độc của rượu khi uống nhiều rượu …), do chấn thương, do phẫu thuật cắt bỏ tuỵ.

Bệnh tiểu đường cũng có thể do rối loạn các chất nội tiết tố khác như việc bài tiết quá nhiều hormon tăng trưởng (bênh to đầu chi) và hội chứng Cushing. Bệnh to đầu chi là do u tuyến yên nằm ở đáy não sản xuất quá nhiều hormon tăng trưởng, đưa đến tăng đường huyết. Trong hội chứng Cushing, tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều cortisol, làm khởi phát sự tăng đường huyết.

Xem thêm: 

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *