
Sự khác biệt của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 là gì? Có 2 loại bệnh tiểu đường chính, gọi là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Tiểu đường loại 1 còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ.
Người mắc bệnh tiểu đường loại 1 là do cơ thể tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn công và phá huỷ bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tuỵ không còn khả năng sản xuất insulin nữa.
Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người mắc bệnh tiểu đường loại 1. Kháng thể này bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường loại 1 muốn sống được phải tiêm insulin mỗi ngày.
Tiểu đường loại 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi. Tuy nhiên ở bệnh nhân trẻ còn có dạng tiểu đường cơ hội. Tiểu đường loại 1 chiếm khoảng 10%, còn tiểu đường loại 2 chiếm 90%.
Tiểu đường loại 2 còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trưởng thành.
Ở người tiểu đường loại 2, tuy người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không đủ. Trong một số trường hợp, sau khi ăn, tuỵ sản xuất một lượng insulin nhiều hơn bình thường. Đa số bệnh nhân loại 2, tế bào cơ thể vẫn còn nhạy cảm với insulin, lượng lớn insulin sản xuất được tế bào nhận diện.
Tóm lại, vấn đề tăng kháng insulin, sự phóng thích inssulin từ tuỵ cũng có thể bị thiếu, gây ra tình trạng tăng glucose trong máu. Hầu hết tiểu đường loại 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi và tỷ lệ tiểu đường tăng theo tuổi.
Tiểu đường có thể xảy ra thoáng qua trong quá trình thai kỳ. Sự thay đổi đáng kể về hormon trong quá trình mang thai thường làm tăng mức đường trong máu ở một số người. Trong trường hợp này người ta gọi là tiểu đường do thai kỳ. Tiểu đường do thai kỳ sẽ khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, có khoảng 40 – 50% phụ nữ tiểu đường do thai kỳ sẽ bị tiểu đường thật sau này.
Ở bệnh nhân tiểu đường do thai kỳ cần phải làm test dung nạp glucose 6 tuần sau khi sinh nhằm xem sau này có thể bị tiểu đường hay không.
Tiểu đường ‘thứ phát’ là sự tăng lượng đường trong máu xảy ra sau khi dùng một số thuốc. Tiểu đường thứ phát chỉ xảy ra khi mô tuỵ không sản xuất được insulin vì nó đã phá huỷ do bệnh lý như: viêm tuỵ mãn (viêm tuỵ do tác dụng độc của rượu khi uống nhiều rượu), do chấn thương, do phẩu thuật cắt bỏ tuỵ.
Tiểu đường cũng có thể do rối loạn các chất nội tiết tố khác như việc bài tiết quá nhiều hormon tăng trưởng (bệnh to đầu chi) và hội chứng Cushing. Bệnh to đầu chi là do u tuyến yên nằm ở đáy não sản xuất quá nhiều hormon tăng trưởng, đưa đến tăng đường huyết. Trong hội chứng Cushing, tuyến thượng thận sản xuất ra quá nhiều cortisol, làm khởi phát sự tăng đường huyết.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?
Triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường khi không được điều trị liên quan đến sự tăng lượng đường trong máu, xuất hiện đường trong nước tiểu. Đường có nhiều trong nước tiểu sẽ làm lượng nước mất nhiều hơn, làm cho người bệnh khát nước và uống nhiều nước.
Mất khả năng sử dụng glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính, làm cho người bệnh sụt cân, mặc dù ăn ngon miệng và ăn nhiều. Nếu không được điều trị, người bệnh sẽ mệt mỏi, buồn nôn. Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ bị mắc bệnh nhiễm trùng da, bàng quang, vùng âm đạo. Sự dao động đường trong máu có thể gây mờ mắt. Khi lượng đường trong máu tăng quá cao người bệnh có thể bị hôn mêm dần (hôn mê do tiểu đường).
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy cạo vôi răng