Duong-huyet-cao-co-nguy-hiem-khong

Máy thử đường huyết Viva Chek Ino là thiết bị kiểm tra lượng đường trong máu một cách tiện lợi nhanh chóng và có độ chính xác ổn định hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Máy thử đường huyết là thiết bị giúp thuận tiên cho việc tầm soát bệnh tiểu đường.
Dựa vào chỉ số đo được từ máy thử đường huyết, người bệnh tiểu đường có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và có chế độ tập luyện phù hợp nhằm cải thiện sưc khoẻ.

Tiểu đường là gì?

Tác dụng của việc uống nước ấm vào buổi sáng
Máy Thử Đường Huyết

Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm của xã hội hiện đại,số lượng người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh hiện ngày càng cao.

Căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng và chưa có cách điều trị hoàn toàn. Người mắc bệnh tiểu đường phải sống chung với bệnh và các vấn đề liên quan đến tăng đường huyết, kiểm soát đường huyết.

Máy đo đường huyết là công cụ cần thiết cho người bệnh, sử dụng phổ biến hơn khi tình trạng bệnh ngày càng tăng.

Máy thử đường huyết là gì?

Máy đo đường huyết là thiết bị điện tử nhỏ gọn có khả năng đo, tính toán số liệu đường huyết trong cơ thể người tại thời điểm đo. Máy thử đường huyết kiểm tra chính xác nồng độ glucose trong máu.

may do duong huyet vivachek ino

Máy đo tiểu đường có đặc điểm đầu que thử có thuốc thử, tạo ra phản ứng điện hóa với glucose trong máu, từ đó tính toán được nồng độ g/l. Công cụ cần thiết giúp người dùng theo dõi được lượng đường huyết trong máu, để kiểm soát việc tăng đường huyết quá mức, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Máy thử đường huyết Vivachek Ino

Máy đo đường huyết Vivachek Ino là dòng máy không cần nhập mã code, thiết kế đơn giản, thao tác dễ dàng cho cả người già. Thiết bị được đánh giá cao về độ chính xác.

may do duong huyet vivachek ino

Tính năng kỹ thuật

– Đạt tiêu chuẩn cao nhất của máy đo đường huyết hiện nay là ISO 15197:2015; ISO 13485:2016; FDA, EC

– Que thử test strip với thiết kế 8 điện cực nên có độ chính xác cao và rất ổn định

– HCT 20-70%: đo đường huyết chính xác cho trẻ em, nhi sơ sinh cũng như phụ nữ mang thai, hay những người có tỷ lệ hồng cầu thấp

– Không cần nhập mã code test strip, đơn giản, hiệu quả.

– Dải nhiệt độ hoạt động rộng 5-450C

– Mẫu lấy máu ít 0,5 uL

– Cho kết quả nhanh chỉ sau 5s

– Máy có nút bỏ test strip sau khi đo

– Bộ nhớ máy VivaChek Ino đến 900 kết quả, có thể tính kết quả trung bình 7 ngày, 14 ngày, 30 ngày

– Đánh dấu kết quả đo trước hoặc sau khi ăn

– Cảnh báo nồng độ đường trong máu thấp (Hypo warning)

– Nhắc nhở đo 5 lần trong ngày

Thông số kỹ thuật của máy thử đường huyết Vivacheck Ino

VivaChek Ino Tech 03 1536x900 1

Đặc điểm nổi bật của máy đo đường huyết Vivachek Ino

máy đo đường huyết vivachek ino

Đường huyết cao là bao nhiêu

Đường huyết cao có nguy hiểm không?
Đường huyết cao có nguy hiểm không?

Đường huyết cao có nguy hiểm không? Bình thường, mức đường huyết luôn nằm trong một khoảng giới hạn nhất định để đảm bảo nhu cầu năng lượng của các tế bào trong cơ thể, khi vượt quá ngưỡng giá trị này được gọi là đường huyết cao.

 Chỉ số đường huyết với người bình thường

Đường huyết ở người bình thường khi đói (nhịn ăn trên 8h) dao động trong khoảng từ 4.0-5.9 mmol/l (72-108mg/dL) và dưới 7.8mmol/l (140mg/dL) sau khi ăn 2h. Đường huyết được xem là cao nếu kết quả đo được lớn hơn các giá trị này, khi đó bạn sẽ được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường.

 Chỉ số đường huyết với người bệnh tiểu đường

Tác dụng của việc uống nước ấm vào buổi sáng
Đường huyết cao có nguy hiểm không?

Đối với những người bệnh tiểu đường, ngưỡng đường huyết an toàn có thể khác nhau ở mỗi loại type 1 hay type 2,. Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết mục tiêu theo từng thời điểm.

Trên thực tế, mỗi một người bệnh sẽ có giá trị đường huyết mục tiêu khác nhau. Giá trị này sẽ được xác định bởi bác sĩ thông qua quá trình theo dõi và điều trị .

Đặc biệt với những người bị bệnh tiểu đường lâu năm, cơ thể thường đã quen với mức đường huyết luôn ở ngưỡng cao, nếu cứ cố gắng điều trị để đưa về giá trị bình thường lại có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết, bởi cơ thể khó có thể thích nghi ngay được.

Đường huyết cao có nguy hiểm không?

Máy Thử Đường Huyết

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không khi không được phát hiện? Đây là tình trạng đặc biệt nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Có những biến chứng nguy hiểm như:

Tổn thương tim, mắc các bệnh về tim: Lượng đường trong máu cao có thể gây mắc bệnh xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

Tổn thương thận: Đường huyết cao khiến các mạch máu trong thận bị thu hẹp lại gây tắc nghẽn, suy giảm chức năng của thận, viêm đường tiết niệu, gây suy thận.

Tổn thương hệ thần kinh: Lượng đường trong máu cao trong khoảng thời gian dài có thể làm tổn thương mạch máu, làm giảm, thậm chí tê liệt hoạt động cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho hệ thần kinh.

Tổn thương mắt: Đường huyết tăng cao khiến hệ thống mao mạch ở mắt tổn thương gây mờ mắt, mù lòa

Ngoài ra, đường huyết cao còn gây nhiễm trùng trên nhiều bộ phận trên cơ thể, vết thương khó lành do suy giảm miễn dịch.

Lượng đường trong máu tăng cao đột ngột thường ít khi xảy ra, tuy nhiên nếu lượng đường huyết tăng quá nhanh có thể gây ra các biến chứng cấp tính nguy hiểm cho người bệnh như: Nhiễm toan ceton, gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. nếu không phát hiện và kịp thời điều trị, người bệnh có thể tử vong.

Triệu chứng khi đường máu cao

Khi lượng đường huyết trong máu cao, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng phổ biến như sau:

  • Mắt mờ
  • Đau đầu, cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân
  • Thường xuyên đi tiểu, tiểu nhiều về đêm
  • Tê bì chân tay, cảm giác bứt bên trong các bắp thịt
  • Hay đói, khát nước
  • Vết thương chậm lành
  • Da dễ bị nhiễm trùng, ngứa ngáy, viêm loét.

Nếu bỗng dưng xuất hiện các triệu chứng đột ngột dưới đây, cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế gần nhất để tránh gây nguy hiểm tới tính mạng:

  • Đường huyết tăng đột ngột sau ăn trên 10 mmol/l – tương đương 180 mg/dl
  • Khó thở, tim đập nhanh, mạnh
  • Mắt mờ đột ngột
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn
  • Sốt cao
  • Khát nước mặc dù uống rất nhiều
  • Da khô, khô miệng
  • Kiệt sức

Phòng ngừa nguy cơ tăng đường máu đột ngột

  • Ngủ đủ giấc
  • Chế độ ăn uống khoa học

Người bị tiểu đường nên hạn chế đường, tinh bột, kiêng ăn bánh kẹo, nước ngọt, bánh mì trắng,…

Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa chính. Ăn thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp lượng đường trong máu không bị hạ xuống quá thấp giữa các bữa ăn hoặc nguy cơ bị tăng lên quá nhiều sau khi ăn.

Nên ăn nhiều các loại rau củ giàu chất xơ hòa tan như các loại rau nhiều chất nhớt như rau đay, mồng tơi, đậu bắp,…

  • Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên
may thu duong huyet
Máy Thử Đường Huyết

Thực hiện đo đường huyết và ghi chép lại mỗi ngày hoặc mỗi tuần bao gồm: Đo đường huyết buổi sáng sớm, chưa ăn, lúc sau ăn 2 giờ và đo đường huyết buổi tối trước khi đi ngủ.

  • Tập thể dục thường xuyên

Thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ giúp duy trì cân nặng hợp lý, từ đó giúp kiểm soát đường trong máu tốt hơn, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường chuyển biến xấu.

  • Tránh căng thẳng đầu óc

Đầu có căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây đường huyết tăng cao. Vì vậy để thoải mái tư tưởng có thể tập yoga, ngồi thiền.

Hy vọng với bài viết đường huyết cao có nguy hiểm không giúp được mọi người hiểu hơn về đường huyết cao để theo dõi và thay đổi chế độ ăn uống.

5 bước quan trọng khi sử dụng máy thử đường huyết

Rửa tay sạch trước khi lấy máu

Rửa tay sạch bằng xà phòng. Lau tay thật khô, chuẩn bị một miếng gạc sạch tẩm cồn để sát trùng vị trí lấy máu (thông thường ở đầu ngón tay).

Lắp ráp thiết bị

Lấy một que thử đặt vào khe lắp que thử trên máy đo, đảm bảo lắp vừa khít vào khe trên máy. Chèn kim lấy máu vào bút lấy máu.

Những loại máy đo đường huyết khác nhau sẽ hiển thị khác nhau khi bạn lắp que thử vào máy. Thông thường khi lắp que thử vào máy, máy sẽ được khởi động.

Chờ cho máy khởi động và để ở chế độ sẵn sàng

Khi màn hình hiển thị trên máy hiện ra biểu tượng giống như giọt chất lỏng hoặc lời nhắc đưa mẫu máu lên que thử (máy ở chế độ sẵn sàng).

Lấy máu bằng kim lấy máu

Thả lỏng tay, lắc bàn tay hoặc xoa bóp nhẹ nhàng để máu lưu thông xuống ngón tay tốt hơn. Sát trùng vị trí cần lấy máu bằng miếng gạc hoặc bông tẩm cồn, để cồn bay hơi hết, tay thật khô mới lấy máu.

Xoay nắp bút lấy máu, tùy chỉnh độ nông sâu của kim phù hợp với da của bạn. Bấm nắp bút vào đầu ngón tay để lấy máu.

Nặn ép ngón tay tạo thành giọt nhỏ, đưa giọt máu lên que thử. Giữ giọt máu chạm vào đầu que thử đúng vị trí quy định, tránh để da ngón tay chạm lên que thử vì có thể khiến kết quả đo không chính xác.

Dùng bông hoặc gạc đè vào vết thương để cầm máu.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng máy đo đường huyết 
Những lưu ý khi sử dụng máy thử đường huyết 

Sau khi nhỏ máu vào que thử, máy đo đường huyết cần thời gian khoảng vài giây trước khi hiện kết quả đo. Các máy đo thế hệ mới chỉ cần thời gian khoảng 5 giây trong khi các phiên bản cũ cần 10 – 30 giây. Khi hiện kết quả máy sẽ phát ra âm thanh như tiếng pip để báo cho bạn biết.

Kết quả đo sẽ hiển thị lên màn hình số của máy đo đường huyết. Kết quả mỗi lần đo sẽ khác nhau tùy thuộc vào thời gian đo trong ngày, chế độ ăn và dùng thuốc của bạn trong thời gian gần đây. Giá trị đường huyết sẽ khác nhau ở mỗi người và để xác định ngưỡng đường huyết mục tiêu của bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ điều trị.

Đơn vị trên máy đo có thể là mmol/l hoặc mg/dl.

Những lưu ý và thắc mắc khi sử dụng máy thử đường huyết

Thời điểm đo đường huyết thích hợp

Người bệnh tiểu đường cần lên kế hoạch đo và theo dõi đường huyết thường xuyên mỗi ngày, tạo thành một thói quen tốt. Thời điểm đo đường huyết thường là: khi mới thức dậy (đường huyết lúc đói), trước khi ăn, khoảng 2h sau ăn và trước khi đi ngủ.

Lưu ý khi dùng máy đo và bảo quản

  • Bảo quản máy và que thử ở nhiệt độ bảo quản theo quy định của nhà sản xuất
  • Khi lấy que thử ra khỏi hộp đựng que thử cần nhanh chóng đóng nắp hộp lại để tránh lẫn không khí và tạp chất vào hộp.
  • Sau khi lấy máu cần vứt bỏ kim chích máu, que thử vào thùng rác, không dùng chung kim với người khác để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm trùng.
  • Làm gì khi máy thông báo lỗi? Cần xem lại hướng dẫn sử dụng máy để xử trí. Trường hợp không thể tự xử lý được bạn cần thông báo với đại lý hoặc nhà sản xuất.
  • Có nên lau giọt máu đầu tiên trước khi đưa máu vào que thử? Nếu rửa tay kỹ, sát trùng bằng cồn thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng giọt máu đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn không rửa tay kỹ thì nên bỏ giọt máu đầu tiên, lau sạch tay bằng cồn và dùng giọt máu thứ hai.
  • Ngón tay nào tốt nhất để lấy máu: bạn có thể lấy máu ở tất cả những ngón tay nào, tùy theo tư thế thuận của bạn.

Nếu đọc kỹ những hướng dẫn trên đây, người bệnh tiểu đường sẽ biết cách sử dụng máy đo đường huyết để có được kết quả chính xác nhất, từ đó lên kế hoạch điều trị nhằm kiểm soát đường huyết và phòng tránh các biến chứng tiểu đường ngay từ sớm.

Mua máy thử đường huyết ở đâu TPHCM?

Với trách nhiệm phục vụ và thái độ làm việc, Maythuduonghuyet.com sẽ là nơi đáng tin cậy dành cho bạn khi chọn mua sản phẩm thiết bị y tế, đặc biệt là máy đo đường huyết sử dụng tại nhà. Việc sở hữu máy đo rất tiện lợi và hợp lý, bởi vì bạn có thể theo dõi đo đường huyết mỗi ngày, từ đó có chế độ sinh hoạt phù hợp hơn cho nhu cầu sức khỏe bản thân.

Nếu vẫn còn băn khoăn về địa chỉ mua máy đo đường huyết ở đâu chất lượng thì bạn hoàn toàn cò thể đến Maythuduonghuyet.com để được tư vấn tận tình về những sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *