Kiểm tra đường trong máu có ý nghĩa gì?

Kiểm tra đường trong máu có ý nghĩa gì? Như chúng ta biết, ở người bình thường trong vòng 24h trong một ngày, dưới sự điều tiết của hệ thống thần kinh và các hormon nội tiết. Hàm lượng đường trong máu thay đổi một cách có quy luật trong phạm vi cho phép, phù hợp với trạng thái sinh lý của cơ thể.

Khi mắc bệnh tiểu đường, do lượng inssulin tiết ra ở mức thấp không đáp ứng đủ nhu cầu làm cho lượng đường huyết tăng cao. 24h trong ngày, sự biến đổi đường huyết của người bị bệnh tiểu đường khác với người khoẻ mạnh. Người bệnh tiểu đường dạng phụ thuộc insulin khi đói bụng có thể mức đường huyết bình thường, nhưng khi ăn vào sẽ lập tức tăng cao, đỉnh cao của nó vượt mức cho phép, thời gian duy trì ở mức cao lại tương đối lâu, còn thời gian phục hồi lại trạng thái bình thường lại tương đối chậm.

Với việc đo lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết sẽ biết được có mắc bệnh hay không và mức độ bệnh ở mức độ nào.

Chỉ số đường huyết ở người bình thường

Ở người bình thường, thì chỉ số đường huyết khi bụng đói là 3,89 – 6,12 mmol/l (70-110mg%). Nếu vượt quá số này thì coi là hàm lượng đường huyết tăng cao.

Chỉ số đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Nếu khi bụng đói mà chỉ số đường huyết dao động khoảng 0,2 – 11,2 mmol/l (110-200mg%) chứng tỏ chức năng tiết insulin còn ở mức chấp nhận được. Nghĩa là lượng insulin được tiết ra không thấp hơn mức bình thường 4%.

Nếu khi đói bụng mà chỉ số đường huyết từ 11,2 mmol/l (200mg%) trở lên, chứng tỏ khả năng tiết insulin quá kém. Bệnh nhân tiểu đường ở mức độ này phải điều trị chủ yếu bằng insulin.

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *