
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ – Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ: Hiện nay bệnh đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa trong xã hội. Chính vì thế việc tìm hiểu các dấu hiệu tai biến ở người trẻ, hay dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ là việc làm rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân xung quanh.

Vì sao tai biến ở người trẻ ngày càng tăng?
- Lối sống ăn uống không lành mạnh: Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo như thức ăn nhanh, nội tạng động vật, thực phẩm ngọt nhiều đường, … có nguy cơ khiến mỡ máu tăng cao. Đồng thời những tác nhân này sẽ bám vào thành mạch máu rất dễ khiến gây tắc nghẽn. Trong khi đó, những thực phẩm trên là một trong những món sở trường của giới trẻ hiện nay và là nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi hàng đầu.

- Làm việc quá độ dẫn đến sức khỏe suy yếu: Khi làm việc quá sức sẽ gây những áp lực lớn lên não. Trong môi trường sống hiện đại, giới trẻ có xu hướng theo đuổi công việc cộng với những áp lực, căng thẳng khiến cho huyết áp tăng cao, cơ tim co bóp mạnh. Khi dòng máu chảy về não tăng đột ngột gây nguy cơ hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết não.

- Tình trạng béo phì thừa cân: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây nên tình trạng thừa cân ở giới trẻ. Khi cơ thể tiêu thụ lượng thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo thì nguy cơ tăng cân ngày càng cao.

- Không chịu vận động: Một trong những nguyên nhân gây tai biến ở người trẻ, đột quỵ ở người trẻ tuổi là do lười vận động. Đặc biệt với dân văn phòng, do tính chất công việc ít vận động khiến cho cân nặng tăng không kiểm soát dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ. Đây là lý do các bác sĩ khuyến cáo người trẻ phải chăm tập thể dục. Hoạt động nhiều khiến cho cơ thể đánh tan mỡ thừa, giải độc cơ thể, giảm mỡ máu và giúp ổn định cân nặng, giúp giảm nguy cơ tai biến, đột quỵ ở người trẻ tuổi.
- Uống nhiều rượu bia: Chất cồn trong rượu bia là một trong những nguyên nhân gây tăng khả năng nguy cơ tai biến ở người trẻ, nguy cơ đột quỵ ở người trẻ .Bia rượu cùng với việc sử dụng đồ nhậu nhiều dầu mỡ, chất béo khiến cho nguy cơ tai biến, nguy cơ mắc bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi ngày càng cao.
Tai biến ở người trẻ, đột quỵ ở người trẻ nguyên nhân cần biết
Tai biến mạch máu não thường xảy ra khi mạch máu não bị vỡ hoặc tắc nghẽn. Lúc này, não bộ sẽ không đủ oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào. Do đó chỉ sau vài phút sẽ xảy ra hiện tượng tế bào não ngừng hoạt động và chết dần. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong ngay lập tức.
Trong những năm gần đây, bệnh lý này đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi. Thống kê của Tổ chức Đột quỵ tại Mỹ cho biết, có khoảng 15% người mắc tai biến có độ tuổi dao động từ 18 – 45 tuổi.
Cơn tai biến ở người trẻ, đột quỵ ở người trẻ bao gồm:
- Tai biến do thiếu máu não cục bộ: Chiếm khoảng 85%, xảy ra khi cục máu đông xuất phát từ tim di chuyển lên não hoặc lượng cholesterol tích tụ làm ngưng trệ quá trình cung cấp máu tới não.
- Tai biến do xuất huyết: Tình trạng này chỉ chiếm 15% số người mắc nhưng nguy cơ khiến người bệnh tử vong thường rất cao. Tai biến do xuất huyết xảy ra khi thành động mạch bị xơ cứng, có vết nứt và làm rò rỉ máu ra ngoài, từ đó dẫn đến hiện tượng xuất huyết não.
- Tai biến do thiếu máu não tạm thời Xảy ra khi lượng máu cung cấp lên não bị suy giảm đột ngột. Trong một thời gian ngắn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường, đây là dấu hiệu cảnh báo cơn tai biến không nên chủ quan.
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ
Tai biến ở người trẻ, đột quỵ ở người trẻ xuất hiện đột ngột. Chính vì thế mà người trẻ thường có thái độ chủ quan, thờ ơ với các triệu chứng báo hiệu sớm. Các bạn nên biết, tế bào não sẽ mất khả năng hồi phục sau khoảng 6 phút thiếu oxy. Với một cơ quan đầu não bị mất chức năng thì các hoạt động sống còn lại đều bị rối loạn. Điều này ảnh hưởng rất tới sức khỏe, cuộc sống và tâm lý người bệnh đang trong độ tuổi sung mãn. Không khó để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của tai biến.
Chính vì vậy các dấu hiệu tai biến ở người trẻ, dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ cần được lưu ý.
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ: Thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
Đây là triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi có tình trạng thiếu máu não. Vốn không phải là triệu chứng đặc trưng hay quan trọng nhất nhưng lại dấu hiệu chính giúp bệnh đi khám và nhận biết sớm bệnh lý tai biến.

Đối với áp lực cuộc sống hiện đại thì những triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt là chuyện thường ngày như cơm bữa. Tuy nhiên, các bạn có thể thấy, đối với thiếu máu não trong tai biến thì các triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột, không liên quan tới gắng sức hay tính chất công việc. Đau đầu có thể diễn ra mọi thời điểm ngay cả trong lúc nghỉ ngơi. Và thường đáp ứng kém với các thuốc giảm đau như paracetamol.
Dấu hiệu này thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý như rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não..
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ: Nhìn mờ hoặc mù tạm thời
Việc máu không thể lưu thông bình thường khiến não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Các mạch máu cũng như dây thần kinh khu vực trên cơ thể không thể hoạt động bình thường làm cơ mắt, mạch máu bị tổn thương dẫn tới giảm thị lực rõ rệt.

Trong một số trường hợp khi các vùng tổn thương não đã hình thành thì có thể xuất hiện triệu chứng mù tạm thời một mắt. Thường triệu chứng này có liên quan tới thiếu máu cục bộ thoáng qua hệ thống cảnh.
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ: Suy giảm trí nhớ
Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở người trẻ. Bởi khi có sự thay đổi về trí nhớ sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng công việc và cuộc sống. Điều này bắt buộc họ phải suy nghĩ, tìm kiếm nguyên nhân và cách tốt nhất là đi khám.

Dấu hiệu thường gặp của suy giảm trí nhớ như hay quên, thường lẫn lộn giữa các vấn đề với nhau… Nguyên nhân của suy giảm trí nhớ là do sự thiếu hụt máu, oxy nuôi dưỡng làm các tế bào hoạt động chấm và kém dần.
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ: Rối loạn cảm giác
Rối loạn cảm giác với tay chân tê bì như bị châm chích hoặc kiến bò. Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết tai biến theo thang điểm FAST mà tổ chức y tế thế giới khuyến cáo nên sử dụng rộng rãi.
Nếu rối loạn cảm giác tay chân diễn ra thường xuyên và không liên quan tới các yếu tố tác động khác như thời tiết, dị nguyên… thì bạn nên đi khám.
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ: Rối loạn cảm giác vận động
Xảy ra rối loạn cảm giác vận động như liệt nhẹ nữa người, thất điều, hạn chế vận động… thì nguy cơ dẫn tới tai biến là rất cao. Nếu là cơn thiếu máu não thoáng qua thì các triệu chứng rối loạn vận động thường tự hồi phục hoàn toàn từ sau khoảng 5-10 phút. Tuy nhiên nếu thiếu máu não cục bộ hình thành thì nó có thể là di chứng vĩnh viễn. Đối với người trẻ mà nói thì đây là một cú sốc cực kỳ lớn. Theo một số báo cáo, có tới 92% người bị tai biến mạch máu não gặp di chứng này.
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ: Rối loạn ngôn ngữ
Tai biến là một trong số ít nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng tới khả năng ngôn ngữ của người bệnh. Ở người trẻ, chỉ cần xuất hiện cảm giác khó nói hoặc cảm giác không thể diễn ra các nội dung bằng lời nói thì có thể thấy mức độ của bệnh là tương đối nặng.
Cần phải làm gì để phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ tuổi?
Dự phòng đột quỵ ở người trẻ bằng các biện pháp chung là kiểm soát các bệnh lý nền như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh van tim
Thay đổi lối sống bằng bỏ thuốc lá, hạn chế rượu, bia; tăng cường vận động thể thao; tránh bị lạnh đột ngột và căng thẳng.
Những người có nguy cơ cao như đau đầu dai dẳng, huyết áp dao động, tiền sử gia đình nhiều người đột quỵ có thể làm thêm các thăm khám chuyên khoa thần kinh, tim mạch, chụp phim sọ não – mạch não nhằm phát hiện các dị dạng mạch máu não chưa có triệu chứng. Phát hiện sớm, đưa người bệnh đến cơ sở y tế là yếu tố then chốt làm giảm thiểu nguy cơ tử vong và tàn phế.
Điều cần thiết để phòng ngừa đột quỵ là mọi người nên đo huyết áp hàng ngày.
Hình thành thói quen lành mạnh, ăn uống đúng giờ và ngủ đủ giấc.
Duy trì thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tình trạng stress, áp lực công việc.
Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với thể trạng.
Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và hạn chế các loại đồ ăn nhiều dầu nhỡ như nội tạng, đồ ăn nhanh…
Từ bỏ thói quen hút thuốc, sử dụng thức uống có cồn hay các chất kích thích khác.
Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để giảm bớt áp lực và căng thẳng trong cuộc sống.
Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, đồng thời thực hiện các xét nghiệm cần thiết để kiểm soát các chỉ số về nhịp tim, huyết áp, lượng đường và mỡ trong máu.
Cách xử lý khi có dấu hiệu tai biến, đột quỵ ở người trẻ

Khi nhận thấy 2 hoặc 3 triệu chứng kể trên thì gần như có thể chắc chắn đó là dấu hiệu tai biến. Bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bởi khi tai biến xảy ra thì thời gian có thể cứu được bệnh nhân chỉ được tính bằng phút.
Một vài cách sơ cứu bệnh nhân tai biến trong thời gian đợi xe cấp cứu:
- Quan sát các biểu hiện của bệnh nhân để cung cấp thông tin cho nhân viên y tế khi họ tới. Việc này sẽ giúp ích cho quá trình điều trị cấp cứu.
- Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, đầu kê cao khoảng 30 độ
- Nới lỏng quần áo
- Nhắc nhở bệnh nhân hít thở sâu và chậm rãi
- Nếu bệnh nhân nôn, cần để đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên, tránh để các chất nôn sộc lên mũi bệnh nhân gây khó thở.
- Trường hợp bệnh nhân co giật cần lấy khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay một thanh que dài đặt ngang giữa hai hàm răng của bệnh nhân để bệnh nhân không cắn vào lưỡi trong quá trình bị co giật.
Mục tiêu xử lý khi bị tai biến là tái thông mạch máu càng sớm càng tốt. Đối với người bị tai biến, trong 3 giờ đầu thời gian là vàng, vì vậy, hãy đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển. Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.
Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không.
Trên đây là những dấu hiệu tai biến ở người trẻ. Tuy nhiên tai biết rất đa dạng và ở mỗi cá thể thì các triệu chứng lại biến thiên theo nhiều chiều hướng khác nhau. Chính vì vậy giới trẻ cần phải quan tâm hơn tới bệnh lý tai biến mạch máu não để có hướng dự phòng và điều trị thích hợp.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy cạo vôi răng