Bài Thuốc Từ Quả Hồng

Bài Thuốc Từ Quả Hồng: Theo Đông y, quả hồng vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất… Tai hồng (còn gọi là thị đế) vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu.

Thành Phần Dinh Dưỡng Quả Hồng
Bài Thuốc Từ Quả Hồng


Quả hồng chín có tỷ lệ đường rất cao, khoảng 14 – 20%, các muối sắt, canxi, phot pho, vitamin A, B, C… Đặc biệt, lượng tanin rất cao ở quả hông còn xanh. Chất shibuol chứa trong quả hồng là hỗn hợp của axit gallic và phloroglaciol, có tác dụng làm hạ huyết áp.
Đông y dùng quả hồng làm thuốc chữa tiêu chảy, ho, đái đầm. Vỏ, rễ, thân cây hồng được dùng làm thuốc cầm máu.

Bài Thuốc Từ Vừng

Bài Thuốc Từ Chuối Tiêu

Bài Thuốc Từ Quả Hồng

Tác dụng của Quả Hồng
Bài Thuốc Từ Quả Hồng
  • Làm thuốc bổ, chữa suy nhược, háo khát, ho có đờm: Quả hồng chín vừa hái trên cây, bỏ tai, gọt vỏ đem phơi nắng hay sấy khô, sau đó ép bẹp, ngâm vào rượu uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 15 – 25g.
  • Làm thuốc bổi bổ cơ thể: dùng quả hồng khô (tức mứt hồng) cho vào mật ong và váng sữa rồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 5 – 10 phút. Để nguội, ăn hồng ngày 3 – 5 quả vào lúc đói.
  • Đái dầm: Lấy 10 – 15 cái tai hồng (thị đế) thái nhỏ, phơi khô sắc với 200ml nước, còn lại 50ml, uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Bài Thuốc Từ Vừng

  • Bài Thuốc Từ Quả Hồng – Chữa nấc: tai hồng sao vàng, tán bột, uống với rượu. Hoặc dùng tai hồng 100g, đinh hương 8g, gừng tươi 5 lát. Hợp lại sắc uống, chia làm nhiều lần trong ngày.
  • Lòi dom: Lấy quả hồng khô (mứt) đốt thành than, tán nhỏ uống với nước cam hàng ngày, mỗi ngày 8g.
  • Bài Thuốc Từ Quả Hồng -Tiêu chảy: Quả hồng xanh giã nát, cho vào chút nước sôi để nguội, gạn lấy nước uống rất hiệu quả.
  • Nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất: Tai hồng 7 cái, hạt tiêu 7 hạt, hoác hương 4g, sa nhân 4g, gừng tươi 7 lát, hành 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả băm nhỏ, hạt tiêu nghiền nát, sắc uống trong ngày (nước sắc này còn dùng chữa ho, khó thở). Nếu không có tai hồng, có thể thay bằng cuống và quả hồng cũng được.
  • Cao huyết áp: Dùng quả hồng chưa chín ép lấy nước rồi phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc chữa cao huyết áp. Nước ép của quả hồng chưa chín đem sấy khô có tên gọi là thị tất, còn dùng để chữa sung huyết ở người bị trĩ.

Theo sách: “NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA”
Tác giả Đức Minh NXB Hà Nội

Tham khảo:

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *